Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

CÁC NGUY CƠ TÌM ẨN TRONG MÓN BÁNH TRÁNG TRỘN

Bánh tráng sa tế là món ăn vặt rất yêu thích của giới trẻ. Món ăn hấp dẫn này được làm từ các nguyên liệu vô cùng dễ tìm và giá thành rẻ. Tuy nhiên đó cũng là yếu tố chúng ta cần phải quan tâm.
Nguyên liệu làm bánh tráng sa tế bao gồm bánh tráng cắt sợi, trứng cút, rau răm, khô bò, sa tế, nước sốt… Chính sự hòa trộn này tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn. Nhưng nguồn gốc của nguyên liệu ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe của người dùng.
Bánh tráng sa tế được giới trẻ yêu thích
Bánh tráng quá hạn sử dụng
Bánh tráng là nguyên liệu không thể thiếu cho món ăn này. Các loại nguyên liệu làm bánh tráng đều không được kiểm định, không có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng cùng với việc sơ chế trước khi ăn đã đánh lừa thị giác, vị giác nên hầu như người mua đều không nhận ra chất lượng bánh, đâu là bánh quá hạn, ẩm mốc. Bánh cũ xen lẫn bánh mới.

Bên cạnh đó, bánh được bày bán ở vỉa hè, góc chợ mất vệ sinh khi không được che đậy cẩn thận và khâu chế biến, nhào trộn không hợp vệ sinh thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta.

Khô bò, khô mực “giả”
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khô mực, khô bò xé sẵn, đóng vào túi nilon hay thùng giấy được bày bán tran lan với giá rất rẻ. Vì lợi nhuận nên người bán sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, không có nguồn gốc, xuất xứ là điều gần như có thể.
Bò khô, mực khố giả giá rẻ không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan
Khô mực giả có thể làm từ bã sắn, nhựa cao su dẻo xé sẵn nên khi đốt lên rất dễ cháy và mùi khét lẹt. Khi ngâm vào nước mực giả sẽ đổi sang màu trắng bệch, có thể kéo dài ra theo sức đàn hồi của cao su.

Khô bò giả có thể được làm bằng lõi sắn tẩm gia vị và phẩm màu, khiến mắt thường khó phân biệt được, thậm chí ăn vào vẫn không thể phát hiện nổi.

Hơn nữa số lượng thịt bò ôi thiu, tái chế từ nguồn thịt bẩn không nguồn gốc cũng không ngoại lệ. Do đó, mới có giá thành rẻ cho món bánh tráng trộn có những nguyên liệu ngon miệng, đẹp mắt đến vậy.

Sử dụng dầu thải để làm nước sốt
Sa tế và sốt me là hai thứ tạo nên hương vị, độ ngon cho món bánh tráng sa tế này. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí người bạn thường tự tay làm các loại nước sốt này bằng dầu ăn tái chế, trộn chung với ơt khô khô say cho vào lọ sẽ trở thành món sa tế cay thơm nứt mũi. Sốt me cũng được làm tương tự vậy. Chúng đều được đựng trong các chai lọ cũ được dùng từ rất lâu.

Túi đựng được làm từ nhựa tái chế
Nguồn gốc túi nilon này thường không rõ ràng và đa số sản xuất từ nhựa tái chế PVC (pholy vinyl clorua) cùng với các phụ gia có trong hạt nhựa vô cùng độc hại, thậm chí có sản phẩm còn mùi nhựa…. Những chất có trong túi nilon có thể nhiễm sang thực phẩm điều này không tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
Bịch nilon đựng bánh tráng được làm từ nhựa tái chế ảnh hưởng sức khỏe người dùng

Chế biến mất vệ sinh
Việc sơ chế nguyên liệu như rau răm, xoài, trứng cút không biết được làm từ lúc nào, nguồn gốc ra sao không ai đảm bảo được. Hơn nữa người bán có thể sử dụng chậu, xoong nồi, túi nilon, găng tay được dùng nhiều lần để trộn bánh hoặc không dùng găng tay cũng có.
Quá trình bảo quản có hợp vệ sinh hay bị côn trùng “nếm thử” trước hay không chỉ có chủ quán mới biết được.

Cảnh báo về nguy cơ ngộ độc
Bánh tráng sa tế là món nguội nên thường không được khử trùng giống như các thực phẩm khác. Vì vậy, người ăn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng biểu hiện như nhức đầu, ói mửa, có thể để lại di chứng về thần kinh nếu món ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Nguy cơ nhiễm các bệnh về giun sán cao.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cần hạn chế những món ăn vỉa hè và nên ăn ở những quán ăn có uy tín, chất lượng. Đây cũng là món ăn dễ làm nên tốt hơn hết, nếu muốn ăn bạn nên chuẩn bị các nguyên liệu và tự làm bánh tráng sa tế tại nhà để báo đảm sức khỏe của mình và người thân.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG TÂY NINH

Khi nhắc đến Tây Ninh - mảnh đất đầy nắng ấy mọi người lại nghĩ ngay tới địa điểm du lịch nổi tiếng như núi Bà, tòa Thánh, siêu thị miễn thuế… cùng những món ăn đặc sản có tiếng mà những nơi khác khó lòng có được. Bánh tráng sa tế hay muối tôm là một trong những đặc sản có tiếng ở vùng đất này.
Muối tôm Tây Ninh
Đa phần các du khách khi ăn qua muối tôm đều sẽ trầm trồ thắc mắc không hiểu tại sao ở một vùng đất không hề có biển mà lại có một món ngon nổi tiếng như vậy? Đây là bí quyết rất riêng, là niềm tự hào của người dân ở mảnh đất đầy nắng này.

Muối tôm là sự kết hợp hài hòa giữa tôm và muối, hai nguyên liệu này được nhập về từ các tỉnh lân cận, chế biến theo công thức riêng biệt với vị cay của ớt, mùi thơm của tôm và vị mặn vừa phải của muối.

Khâu sản xuất thì vô cũng kỹ lưỡng và công phu. Tôm khô và muối tinh đều phải làm thật sạch, lựa chọn quả ớt sao cho thật đỏ và cay, tất cả nguyên liệu đều phải khô ráo sau đó đem xay nhuyễn. Công đoạn quan trọng tiếp theo là cho tất cả lên chảo và rang đều, đây là phần quyết định chất lượng hạt muối. Người thợ phải canh lửa và rang thật đều tay để muối có màu gạch cùng với hương thơm đặc trưng. Sau đó đem phơi nắng để bảo quản muối được lâu hơn.

Món muối trở thành gia vị dễ nghiền, kích thích vị giác, là đồ chấm không thể thiếu được khi ăn kèm những món đồ vặt như xoài, cốc, ổi... hay dùng trộn bánh tráng sa tế. Muối tôm ăn không vẫn rất ngon và được rất nhiều thực khách chọn mua về làm quà.
Bánh tráng phơi sương
Tận dụng khí hậu ngày nắng đêm sương, người dân Tây Ninh đã tạo nên loại bánh tráng phơi sương mang nét đặc trưng riêng biệt.

Khác với các loại bánh tráng khác, bánh tráng phơi sương thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng (từ 9-10h30 giờ) phơi khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo. Bánh tráng sau khi phơi khô đem vào nướng, lưu ý là bánh chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngã sang màu trắng đục thì dừng lại, không được nước cháy hoặc quá phồng. Bánh nướng xong đem phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm. Đây là công đoạn quan trọng, vì thế người phơi bánh phải thăm chừng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay cho vào trong bao để giữ độ mềm dẻo.

Bánh tráng phơi sương thường được ăn cùng với thịt luộc, rau, và được sử dụng để chế biến món bánh tráng sa tế cực ngon, thu hút mọi giới trẻ.
Bánh tráng sa tế làm từ bánh tráng phơi sương
Có dịp đến Tây Ninh thì bạn hãy thưởng thức những đặc sản ở đây và đừng quên mua về làm món quà ý nghĩa dành tặng người thân! Nếu bạn đã có muối tôm và bánh tráng rồi thì hãy thử làm món bánh tráng trộn theo hướng dẫn làm bánh tráng sa tế tại nhà nhé!

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

CÁCH LÀM BÁNH TRÁNG SA TẾ LONG AN TẠI NHÀ TRONG TÍCH TẮC

Bánh tráng sa tế Long An nói riêng hay bánh tráng trộn nói chung luôn được giới trẻ yêu thích bởi hương vị đặc trưng thơm ngon không thể chối từ, càng ăn lại càng thèm. Có lẽ món ăn này đã trở thành một phần trong ký ức không thể thiếu trong mỗi chúng ta.
Ở Sài gòn, ta có thể bắt gặp được những chiếc xe đẩy bán bánh tráng trên khắp các con hẻm, vỉa hè, trường học, công viên, những nơi đông người… Khi khách hàng tấp vào mua, thì người bán cho tất cả nguyên liệu vô thau rồi dùng bao tay hay bịch nylon trộn mọi thứ lại với nhau tạo thành một màu sắc trong thật là bắt mắt, bánh tráng trộn được bỏ vào bịch kèm theo đôi đũa là bạn có thể thưởng thức ngay.
Xe đẩy bán bánh tráng trộn
Bánh tráng sa tế Long An chính gốc thì không có xoài, trứng cút hay khô bò… nên có thể ăn chay được. Chỉ một vài nguyên liệu đơn giản nhưng đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người. Để món ăn được ngon và an toàn hơn chúng ta hãy cùng nhau bắt tay vào làm theo hướng dẫn làm bánh tráng sa tế dưới đây nhé!
Nguyên liệu cần có cho món ăn này:
  • Bánh tráng: đa phần là bánh tráng phơi sương Tây Ninh (dùng với lượng vừa ăn)
  • Nước sốt trộn bánh: xì dầu + dấm (hoặc chanh, tắc) + đường
  • Sa tế: 1 lọ
  • Hành tím
Các bước thực hiện:
  • Bước 1: Bánh tráng dùng loại phơi sương sẽ giữ được độ dai lâu và ăn ngon hơn, nếu không có thì có thể dùng bánh tráng thường. Cắt bánh tráng ra thành sợi vừa ăn.
    Bánh tráng phơi sương cắt sợi
  • Bước 2: Hành tím thái lát mỏng, bắt chảo lên bếp cho dầu vào chảo đợi dầu nóng thì cho hành tím vào phi đến khi hành chuyển sang màu vàng thơm thì tắt bếp. Để hành tím phi vàng giòn và không bị cháy thì sau khi thái hành xong bạn nên phơi khô hành rồi mới đem phi.
Hành tím phi vàng
  • Bước 3: Để làm bánh tráng sa tế thì phần sa tế không thể nào thiếu được, bạn có thể mua nếu không có thời gian hoặc tự chế biến tại nhà.
    Tự làm sa tế ngon
  • Bướ 4: Lấy một cái tô sạch, bạn cho xì dầu (nước tương) + giấm + đường với tỉ lệ 1:1:1 vào tô và khấy đều
  • Bước 5: Lấy một cái thau sạch khác cho bánh tráng, sa tế, hỗn hợp nước đã pha ở trên vào, dùng tay hoặc đũa trộn thật đều để bánh được ngấm gia vị. Ăn bao nhiêu thì cho bánh vào bấy nhiêu nếu chưa ăn liền thì để bánh riêng vì trộn vào bánh sẽ bị nhão.
    Bánh tráng sa tế Long An
Cách làm trên vô cùng đơn giản với các nguyên liệu dễ tìm, thích hợp với những người ăn chay, nếu muốn ăn mặn bạn hãy thêm trứng cút, xoài bào sợi, khô bò, tôm khô vào cho món ăn bớt đơn điệu. Hy vọng với bài viết chia sẻ về cách làm bánh tráng sa tế tại nhà này sẽ giúp được phần nào cho các bạn thực hiện nó ngay tại nhà, đập tan cơn thèm bánh trạng trộn mà vẫn không lo về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: 5 BƯỚC LÀM SA TẾ ĐỂ CÓ MÓN BÁNH TRÁNG TRỘN SA TẾ NGON

BÁNH TRÁNG SA TẾ - MÓN ĂN HẤP DẪN VẠN NGƯỜI MÊ

Bánh tráng sa tế là một trong những món ăn vặt rất phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu trên đường phố Sài Gòn. Từng miếng bánh dẻo tan ngay trong miệng cùng với vị cay cay của sa tế, dai dai của khô bò, sự béo ngậy của trúng cút hòa với mùi thơm của rau răm kèm vị chua dịu của xoài… tạo nên món ăn thơm ngon hấp dẫn, vạn người mê.
Bánh tráng trộn ban đầu đơn giản chỉ có bánh tráng và muối tôm. Cùng với sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi lứa tuổi thì món bánh tráng trộn đã được nâng cấp về chất lượng, biến tấu với nhiều loại bánh tráng trộn khác nhau. Điển hình là món bánh tráng sa tế.
Bánh tráng phải được làm từ bánh tráng phơi sương, cắt nhỏ thành từng sợi dài. Bánh tráng sau khi sắc sợi sẽ được trộn chung với xoài bào sợi, rau răm cắt nhuyễn, muối tôm Tây Ninh và vắt ít nước tắc vào. Để tăng thêm hương vị cho món ăn người bán sẽ thêm vào đậu phộng, tép rang hành, một ít sợi khô bò, trứng cút và một gia vị không thể thiếu đó là sa tế ớt tỏi phi (tùy theo khẩu vị của mỗi người mà sa tế sẽ cho ít hoặc nhiều). Trộn đều tất cả nguyên liệu lại với nhau thì ta đã có một bịch bánh tráng sa tế làm ngất ngây mọi du khách ^^!
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự thơm nồng cay cay của sa tế, vị chua dịu của xoài, thơm dai của khô bò và đậu phộng, trứng cút béo ngậy hòa quyện với bánh tráng  tạo nên hương vị đậm đà tan chảy trong miệng.
Bánh tráng sa tế 
Dù thị trường có rất nhiều món ăn vặt nhưng món ăn này vẫn được nhiều người ưa thích từ giới trẻ cho đến giới văn phòng. Còn gì tuyệt vời hơn khi nhâm nhi bịch bánh tráng sa tế bình dị khi lang thang giữa các con phố tráng lệ ở Sài Gòn, hay vừa ăn vừa tám chuyện với bạn bè vào buổi chiều ở công viên…
Xem thêm: CÁC NGUY CƠ TÌM ẨN TRONG MÓN BÁNH TRÁNG TRỘN

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

5 BƯỚC LÀM SA TẾ ĐỂ CÓ MÓN BÁNH TRÁNG SA TẾ NGON

Sa tế là gia vị quan trọng tạo nên hương vị cho món bánh tráng sa tế. Với vị cay nồng của ớt xen chút ngọt ngọt thơm thơm từ đường và nước mắm làm cho món ăn trở nên ngon miệng hơn và màu đỏ sẫm lại thêm bắt mắt hơn nữa. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì chúng ta hãy tự làm cho mình hủ sa tế để có một món bánh tráng trộn hấp dẫn nào.

Nguyên liệu làm bánh tráng sa tế:

  • Ớt bột: 50gr
  • Ớt hiểm: 100gr
  • Sả băm nhuyễn: 20gr
  • Tôm khô: 30gr
  • Ít tỏi
  • Ít hành tím
  • Ít đầu hành trắng nhỏ
  • Dầu ăn, đường, nước mắm
  • Lọ đựng sa tế thành phẩm

Cách chế biến:

Nhiều người nghĩ rằng để làm sa tế thì rất đơn giản chỉ cần cho ớt và tỏi phi thơm sau đó nêm gia vị vào là xong, nhưng để có món sa tế ngon thì không phải như vậy, đặc biệt để làm bánh tráng sa tế thì phần sa tế phải là sự kết hợp giữa ớt, tỏi, tôm khô, củ riềng tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt. Dưới đây là các bước thực hiện:
  • Bước 1: Cho ớt bột ra bát và cho vào khoảng 3 muỗng nước sôi, trộn đều để ớt bột nở. Bước này giúp giảm bớt mùi hăng của ớt bột để món sa tế có mùi thơm nhẹ của ớt, sả và tỏi.
  • Bước 2: Ngâm tôm khô với ít nước ấm để tôm nhanh mềm, sau đó vớt ra để ráo, giã nhuyễn. Bí quyết để làm sa tế thơm ngon đặc biệt thì tôm khô là không thể thiếu.

  • Bước 3: Tất cả nguyên liệu tỏi, hành tím, xả, đầu hành trắng đem rửa sạch, băm nhuyễn. Để tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể dùng máy xay để xay nhưng nếu dùng ớt xay nhuyễn thì sa tế sẽ lỏng hơn sa tế băm tự nhiên. Nếu dùng làm bánh tráng sa tế thì nên dùng ớt tươi thái tự nhiên sẽ đẹp và ngon hơn. Mẹo nhỏ khi băm ớt bạn nên thoa ít dầu ăn lên tay để không bị ớt nóng làm bỏng rát tay nhé!
  • Bước 4: Bắt chảo lên bếp cho nóng, cho dầu ăn vào, tiếp theo cho xả băm vào đảo nhanh, cho tiếp tỏi (tùy theo khẩu vị mà cho ít hay nhiều), hành tím, đầu hành tiếp vào phi thơm, nếu muốn bạn có thể cho thêm củ riềng vào để tăng hương thơm. Vì xả hút dầu hơi nhiều nên bạn cho nhiều dầu một tí để các nguyên liệu có mùi thơm nhẹ nếu không sẽ dễ bị cháy.
  • Bước 5: Cho tôm khô, ớt bột đã ngâm nước và ớt băm nhuyễn vào xào chung, nêm nước mắm và đường rồi để lửa liu riu đến khi sa tế keo lại thì tắt bếp.
     Sa tế sau khi chế biến xong 
Khi hỗn hợp nguội thì cho vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Để vào tủ lạnh để bảo quản khi nào cần thì lấy ra dùng. Chỉ với 5 bước đơn giản là bạn đã hoàn thành xong phần sa tế để tự làm bánh tráng sa tế tại nhà, nếu muốn làm món ăn thêm phần hấp dẫn bạn hãy thêm vài nguyên liệu khác như trúng cút, xoài… vào trộn chung.
Làm bánh tráng sa tế vô cùng đẹp mắt và ngon ngay tại nhà
Xem thêm: Bánh tráng sa tế - Món ăn hấp dẫn vạn người mê!