Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

CÁC NGUY CƠ TÌM ẨN TRONG MÓN BÁNH TRÁNG TRỘN

Bánh tráng sa tế là món ăn vặt rất yêu thích của giới trẻ. Món ăn hấp dẫn này được làm từ các nguyên liệu vô cùng dễ tìm và giá thành rẻ. Tuy nhiên đó cũng là yếu tố chúng ta cần phải quan tâm.
Nguyên liệu làm bánh tráng sa tế bao gồm bánh tráng cắt sợi, trứng cút, rau răm, khô bò, sa tế, nước sốt… Chính sự hòa trộn này tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn. Nhưng nguồn gốc của nguyên liệu ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe của người dùng.
Bánh tráng sa tế được giới trẻ yêu thích
Bánh tráng quá hạn sử dụng
Bánh tráng là nguyên liệu không thể thiếu cho món ăn này. Các loại nguyên liệu làm bánh tráng đều không được kiểm định, không có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng cùng với việc sơ chế trước khi ăn đã đánh lừa thị giác, vị giác nên hầu như người mua đều không nhận ra chất lượng bánh, đâu là bánh quá hạn, ẩm mốc. Bánh cũ xen lẫn bánh mới.

Bên cạnh đó, bánh được bày bán ở vỉa hè, góc chợ mất vệ sinh khi không được che đậy cẩn thận và khâu chế biến, nhào trộn không hợp vệ sinh thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta.

Khô bò, khô mực “giả”
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khô mực, khô bò xé sẵn, đóng vào túi nilon hay thùng giấy được bày bán tran lan với giá rất rẻ. Vì lợi nhuận nên người bán sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, không có nguồn gốc, xuất xứ là điều gần như có thể.
Bò khô, mực khố giả giá rẻ không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan
Khô mực giả có thể làm từ bã sắn, nhựa cao su dẻo xé sẵn nên khi đốt lên rất dễ cháy và mùi khét lẹt. Khi ngâm vào nước mực giả sẽ đổi sang màu trắng bệch, có thể kéo dài ra theo sức đàn hồi của cao su.

Khô bò giả có thể được làm bằng lõi sắn tẩm gia vị và phẩm màu, khiến mắt thường khó phân biệt được, thậm chí ăn vào vẫn không thể phát hiện nổi.

Hơn nữa số lượng thịt bò ôi thiu, tái chế từ nguồn thịt bẩn không nguồn gốc cũng không ngoại lệ. Do đó, mới có giá thành rẻ cho món bánh tráng trộn có những nguyên liệu ngon miệng, đẹp mắt đến vậy.

Sử dụng dầu thải để làm nước sốt
Sa tế và sốt me là hai thứ tạo nên hương vị, độ ngon cho món bánh tráng sa tế này. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí người bạn thường tự tay làm các loại nước sốt này bằng dầu ăn tái chế, trộn chung với ơt khô khô say cho vào lọ sẽ trở thành món sa tế cay thơm nứt mũi. Sốt me cũng được làm tương tự vậy. Chúng đều được đựng trong các chai lọ cũ được dùng từ rất lâu.

Túi đựng được làm từ nhựa tái chế
Nguồn gốc túi nilon này thường không rõ ràng và đa số sản xuất từ nhựa tái chế PVC (pholy vinyl clorua) cùng với các phụ gia có trong hạt nhựa vô cùng độc hại, thậm chí có sản phẩm còn mùi nhựa…. Những chất có trong túi nilon có thể nhiễm sang thực phẩm điều này không tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
Bịch nilon đựng bánh tráng được làm từ nhựa tái chế ảnh hưởng sức khỏe người dùng

Chế biến mất vệ sinh
Việc sơ chế nguyên liệu như rau răm, xoài, trứng cút không biết được làm từ lúc nào, nguồn gốc ra sao không ai đảm bảo được. Hơn nữa người bán có thể sử dụng chậu, xoong nồi, túi nilon, găng tay được dùng nhiều lần để trộn bánh hoặc không dùng găng tay cũng có.
Quá trình bảo quản có hợp vệ sinh hay bị côn trùng “nếm thử” trước hay không chỉ có chủ quán mới biết được.

Cảnh báo về nguy cơ ngộ độc
Bánh tráng sa tế là món nguội nên thường không được khử trùng giống như các thực phẩm khác. Vì vậy, người ăn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng biểu hiện như nhức đầu, ói mửa, có thể để lại di chứng về thần kinh nếu món ăn không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Nguy cơ nhiễm các bệnh về giun sán cao.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cần hạn chế những món ăn vỉa hè và nên ăn ở những quán ăn có uy tín, chất lượng. Đây cũng là món ăn dễ làm nên tốt hơn hết, nếu muốn ăn bạn nên chuẩn bị các nguyên liệu và tự làm bánh tráng sa tế tại nhà để báo đảm sức khỏe của mình và người thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét